Kế hoạch sang thăm Việt Nam của Tập Cận Bình
Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017.
Người đăng:
Đặng Thanh Thái
Chủ tịch Trung Quốc là ông Tập Cận Bình đã lên kế hoạch sang thăm Việt Nam trong tháng 11 tới, cùng thời điểm APEC được tổ chức tại nước ta.
Đây chẳng phải lần đầu ông Tập Cận Bình đến Việt Nam dưới hình thức thăm cấp nhà nước, nhưng lần thăm sắp tới đây dường như có tâm ý đặc biệt vì trùng vào khoảng thời gian tổ chức hội nghị APEC mà phía Mỹ cũng có ý định đến tham gia. Nói cách khác, phía Trung Quốc cũng sẽ tham dự hội nghị này.
Để hiểu rõ hơn về kế hoạch này và thông tin khác về nó, mọi người có thể đọc bài "Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm Việt Nam" trên báo VnExpress với nội dung sau:
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam và dự Hội nghị cấp cao APEC tại Đà Nẵng vào tháng 11.

Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, phải, đón Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang hôm qua. Ảnh: SCMP
Chủ tịch nước Trung Quốc hôm qua bày tỏ vui mừng sẽ đến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam khi trao đổi với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, TTXVN đưa tin.
Ông Tập cũng sẽ dự Hội nghị cấp cao APEC được tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng 11. Tuy nhiên lịch trình đến Hà Nội của ông chưa được tiết lộ.
Cuộc hội đàm hôm qua giữa Chủ tịch nước Trung Quốc và người đồng cấp Việt Nam diễn ra khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến thăm Trung Quốc. Chuyến công du này kéo dài đến ngày 15/5.
Trong cuộc gặp, ông Tập Cận Bình đã khẳng định Trung Quốc coi trọng quan hệ hợp tác hữu nghị với Việt Nam, mong muốn và sẵn sàng nỗ lực tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước, đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung phát triển lành mạnh, ổn định. Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng cho hay Việt Nam muốn phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với Trung Quốc.
Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận sâu về định hướng hợp tác, duy trì hòa bình, ổn định trên biển. Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam ở Biển Đông là kiên trì giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý.
Lãnh đạo Việt Nam cũng đề nghị hai nước thực hiện nghiêm túc nhận thức chung, các thỏa thuận, cam kết đã ký kết, nhất là Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển; không có các hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp. Việt Nam và Trung Quốc cần xử lý thỏa đáng vấn đề nghề cá và hoạt động của ngư dân, thúc đẩy các cơ chế đàm phán trên biển sớm có tiến triển thực chất, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố của các bên về cách ứng xử trên Biển Đông (DOC), phấn đấu cùng ASEAN hoàn tất Bộ Quy tắc về cách ứng xử trên Biển Đông (COC) trong năm nay.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang còn đề nghị hai nước tăng cường hợp tác sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong - Lan Thương và sớm trao đổi, ký kết gia hạn Thỏa thuận về đường dây nóng các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển.
Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để, dù lãnh đạo cả hai phía tỏ vẻ giữ mối quan hệ tốt đẹp nhưng hành động thực tế của phía Trung Quốc trên biển Đông lại đi ngược lại với hình ảnh thân thiện mà lãnh đạo của họ thể hiện.
Thanh Thái
Bài liên quan